Khi nào xã hội loài người chúng ta vẫn còn quan niệm rằng tiền là quan trọng, mọi người vẫn miệt mài đi kiếm tiền, vẫn còn đánh giá sự thành công của một người bằng số tiền anh ta nắm giữ.
Thì một cách tự nhiên thế giới sẽ xuất hiện 02 nhóm người: Nhóm người có tiền nhàn rỗi (Nhóm Cung Tiền) và Nhóm người cần có thêm tiền (Nhóm Cầu Tiền).
Khi đó, tiền sẽ di chuyển từ Nhóm cung tiền sang Nhóm cầu tiền bằng nhiều hình thức khác nhau (đương nhiên nó không phải là miễn phí).
Nhóm cung tiền sẽ “chơi với tiền” với mong muốn làm cho nó sinh sôi nảy nở thêm.
Nhóm cầu tiền sẽ có được thứ họ cần. Họ phải nỗ lực làm việc để trả lại số tiền mà họ đã “mượn” và giàu hơn.
Khi đó, nền kinh tế sẽ chăm chỉ làm việc hơn, tạo ra nhiều sản phẩm hơn, sự cạnh tranh lẫn nhau cao hơn, người dân được dùng sản phẩm tốt hơn, đa dạng hơn, khoa học kỹ thuật ngày càng phát triển để cạnh tranh và phục vụ nhu cầu người dân.
Có 02 cách điều chuyển tiền từ nơi Cung sang nơi Cầu của nhà điều hành:
Với vai trò quản lý, nhà điều hành đương nhiên là mong muốn nền kinh tế đạt được những ích lợi càng nhiều càng tốt. Họ dùng 02 kênh chính để điều chuyển tiền.
- Kênh gián tiếp: Tức là một tổ chức đứng ra “Kinh Doanh Tiền” và chịu rủi ro cho hoạt động đó. Họ mua tiền từ người Cung với giá 5%/năm và họ bán cho người Cầu với giá 8%. Nếu kinh doanh tốt họ có lời, nếu kinh doanh tệ họ bị thua lỗ và họ hoạt động dưới sự giám sát của nhà điều hành. Đại diện to lớn nhất của kênh này là NGÂN HÀNG
- Kênh trực tiếp: Một tổ chức đứng ra “Môi Giới Tiền” cũng như các loại giấy tờ có giá khác, điều chuyển tiền trực tiếp chuyển từ nguồn Cung sang nguồn Cầu, và họ ở chính giữa sống nhờ hoa hồng tư vấn và môi giới. Đại diện phổ biến nhất của kênh này là THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN (TTCK).
Như vậy về bản chất giá trị đóng góp đối với nền kinh tế của Ngân Hàng và TTCK là Như Nhau, chỉ là hình thức thể hiện ra bên ngoài khác nhau.
Các quốc gia chú trọng phát triển kinh tế đều có TTCK phát triển, bởi vì họ muốn toàn dụng công suất của tiền trong dân.
Các nước Châu Âu. Hay Nhật Bản Hàn Quốc… gửi TK còn lãi suất âm.
Thế nên dễ thấy. Khi xem phim Hàn Quốc: Người giàu là người nắm nhiều cổ phần công ty chứ không phải nắm nhiều sổ tiết kiệm.
Tuy nhiên, thị trường chứng khoán tại Việt Nam ta còn quá non trẻ (Chỉ chưa đầy 20 năm), và tỷ lệ người dân có tài khoản chứng khoán rất thấp (chỉ 02% so với 40% của các nền kinh tế lớn).
Ngày càng gần đây, chính sách tiền tệ của Nhà nước , gỉam ls tiền gửi, càng có xu hướng dịch chuyển dòng tiền sang TTCK. Cùng Xu thế của nền kinh tế PT.
Kiến thức tổng quan về TTCK. Không phải quá xa lạ với nhiều nhà đầu tư hay người có kiến thức về tài chính. Nhưng lại khá mới với phần đông người dân tại VN.