Trong đầu tư và giao dịch chứng khoán thì không thể không nhắc tới lệnh LO. Việc nắm rõ được cách thức hoạt động và thành thạo trong việc sử dụng nó giúp các nhà đầu tư đạt được những ưu thế nhất định trong thị trường. Qua bài viết này, cophieuchungkhoan.com.vn sẽ giải đáp cho các bạn câu hỏi: lệnh LO là gì. Hãy cùng tìm hiểu nhé!
Mục lục nội dung
Lệnh LO là gì?
Lệnh LO hay còn gọi là Limit Order, là lệnh giới hạn – nó cho phép nhà đầu tư giao dịch chứng khoán ở mức giá mà nhà đầu tư đó mong muốn. Điều này, giúp cho nhà đầu tư kiểm soát được những hành động giao dịch của mình một cách hiệu quả.
- Nhà đầu tư đặt lệnh LO mua thì lệnh sẽ khớp ở mức giá thấp hơn hoặc bằng giá họ kì vọng. Tùy vào thanh khoản thì lệnh đó có được khớp hết hay không?
- Nhà đầu tư đặt lệnh LO bán thì lệnh sẽ khớp ở mức giá cao hơn hoặc bằng giá họ kì vọng. Cũng tương tự như lệnh mua, tùy vào thanh khoản thì lệnh đó có được khớp hết hay không?
Ví dụ: Nhà đầu tư đặt lệnh giới hạn (LO) để mua cổ phiếu với mức giá 30.000VND. Điều này có nghĩa là giao dịch sẽ chỉ được thực hiện nếu giá cổ phiếu bằng hoặc thấp hơn 30.000VND. Ngược lại, nếu nhà đầu tư đặt lệnh để bán cổ phiếu với mức giá giới hạn là 40.000VND, giao dịch sẽ chỉ được khớp nếu người mua đồng ý trả giá cao hơn hoặc bằng 40.000VND.
Đặc điểm của lệnh LO
Để trở thành một bậc thầy trong việc sử dụng lệnh LO thì nhà đầu tư cần hiểu rõ những đặc điểm của lệnh này. Từ đó, nhà đầu tư có thể kiểm soát được hành vi giao dịch hiệu quả hơn. LO có các đặc điểm như sau:
- Lệnh giới hạn cho phép các giao dịch khớp ở các mức giá cao hơn hoặc bằng so với mức giá giới hạn mà nhà đầu tư đã kì vọng ban đầu.
- Khác với ATO, lệnh giới hạn sẽ không bị hủy khi chưa được khớp lệnh hoặc chưa khớp hết khối lượng giao dịch kì vọng của nhà đầu tư. Nó luôn trong trạng thái chờ khớp cho tới khi kết thúc phiên giao dịch ngày hoặc khi chúng ta hủy nó.
- Lệnh LO là lệnh không được ưu tiên như ATO hay ATC vì vậy nó không được dùng để tranh mua hay tranh bán như hai lệnh trên. Do đó, nó luôn được khớp sau ATO và ATC trong phiên khớp lệnh định kì. Ngoài ra, nó cũng khớp sau lệnh MP trong phiên khớp lệnh liên tục.
- Lệnh này sẽ được tính có hiệu lực ngay khi thiết lập trên hệ thống của các sàn chứng khoán. Đối với HOSE và HNX thì sẽ có hiệu lực trong thời gian từ 9h đến 11h30 và từ 13h đến 14h45. Riêng với sàn UPCOM thì lệnh này sẽ có hiệu lực từ 13h đến 15h vào buổi chiều còn buổi sáng thì giống HOSE và HNX.
- Khi thao tác lệnh này thì các nhà đầu tư cần phải xác định rõ mức giá mà họ sẵn sàng giao dịch, khác với ATO và ATC là không cần đặt mức giá muốn giao dịch.
*** Xem thêm: Thông tin chi tiết lệnh ATO mua bán chứng khoán trên sàn giao dịch.
Phân loại lệnh LO
Lệnh LO trong giao dịch chứng khoán được sử dụng ở những thời điểm khác nhau sẽ có đặc điểm khác nhau. Sau đây là 2 loại lệnh giới hạn thường được sử dụng bởi các nhà đầu tư:
- Lệnh LO phiên mở cửa: Lệnh được dùng để giao dịch chứng khoán trong phiên mở cửa của sàn. Nếu như lệnh không được khớp với mức giá mà nhà đầu tư đã thiết lập trước đó thì lệnh sẽ có hiệu lực cho tới khi hết phiên mở cửa này.
- Lệnh LO phiên đóng cửa: Lệnh cũng được dùng để giao dịch chứng khoán nhưng trong phiên đóng cửa của sàn. Cũng như lệnh LO trong mở cửa thì lệnh LO trong đóng cửa cũng sẽ bị hủy nếu như không đạt yêu cầu của nhà đầu tư sau khi kết thúc phiên đóng cửa.
Ưu – nhược điểm của lệnh Limit Order
Tuy lệnh LO đem lại cho nhà đầu tư những lợi thế nhất định trong giao dịch chứng khoán nhưng nó cũng còn tồn tại một vài hạn chế riêng. Qua đó, khi tham gia giao dịch lệnh này, nhà đầu tư cần phải hiểu thật kỹ về cách sử dụng và cách hoạt động của lệnh LO này. Hãy cùng tìm hiểu về ưu nhược điểm của lệnh LO là gì nhé!
Ưu điểm nổi bật của lệnh LO
- Nhà đầu tư có thể tự quyết định giới hạn giá mà họ mong muốn để mở hoặc đóng một vị thế của họ.
- Lệnh giới hạn sẽ được tự động khớp, cho phép nhà đầu tư quản lý giao dịch một cách tự động ngay cả khi không có nhiều thời gian để theo dõi thị trường.
- Có một vài tính huống thị trường biến động hay tăng giá quá nhanh, còn gọi là “trượt giá” thì nhà đầu tư còn được khớp vị thế với mức giá tốt hơn.
Nhược điểm của lệnh LO
- Không đạt được mức giá như kỳ vọng: Đôi khi nhà đầu tư sẽ không đạt được lợi nhuận của mình do giá không chạm tới hoặc gần tới mức giá mà họ kỳ vọng. Mặt khác, họ cũng có thể bỏ lỡ cơ hội tối đa hóa lợi nhuận khi giá khớp lệnh rồi những vẫn tiếp tục tăng.
- Không linh hoạt: Lệnh LO sẽ chỉ được khớp khi thỏa mãn các thiết lập mà nhà đầu tư đưa ra, nếu không thì lệnh này sẽ không được thực hiện. Điều này có thể làm giảm khả năng tận dụng được các cơ hội giao dịch khác hoặc thay đổi chiến lược trong khi thị trường thay đổi.
- Rủi ro thông tin: Khi bạn đặt lệnh LO, thông tin về lệnh của bạn có thể trở nên công khai. Điều này có thể cho phép các nhà giao dịch khác phân tích hoặc sử dụng thông tin này để đánh giá thị trường và thay đổi chiến lược của họ, ảnh hưởng đến hiệu quả giao dịch của bạn.
Hướng dẫn đặt lệnh LO hiệu quả, chuyên nghiệp
Lệnh LO là lệnh mà nhà đầu tư khi thực hiện cần phải xác định một mức giá cụ thể mà họ chấp nhận mua hoặc bán ở mức giá đó. Vì vậy khi thao tác thiết lập lệnh ATO ngoài nhập khối lượng muốn giao dịch thì nhà đầu tư cần phải nhập thêm mức giá mà họ sẵn lòng giao dịch.
Lệnh sẽ chỉ được khớp khi giá thị trường chạm tới mức giá mà nhà đầu tư đã thiết lập trước đó. Chính vì thế, nhà đầu tư cần cân nhắc và phân tích kỹ càng để thiết lập được mức giá chính xác nhất và có thể thu về được lợi nhuận cho mình.
Các bước thực hiện sẽ cụ thể như sau:
Bước 1: Trước tiên, chắc chắn rằng đang ở trạng thái lệnh thường, sau đó chuyển qua lệnh mua hoặc bán ở mục số 2 . Tiếp đến, bạn chọn “mã cổ phiếu” mà bạn muốn giao dịch ở mục số 3.
Bước 2: Sau khi đã chọn được mã cổ phiếu mà loại lệnh thì bạn sẽ tiếp tục thiết lập “khối lượng” mà bạn muốn giao dịch ở mục số 4.
Bước 3: Chọn qua lệnh LO và nhập “mức giá” chấp nhận giao dịch ở mục số 5 và tiến hành bấm “MUA” hoặc “BÁN” ở mục số 6.
Như vậy bạn đã hoàn tất đặt lệnh LO, tuy nó đem lại những lợi ích nhất định những cũng tồn tại một số khuyết điểm. Vì vậy, bạn nên phân tích thật kỹ và cẩn trọng khi sử dụng lệnh này. Nhờ đó, bạn mới có thể bảo vệ được tài sản của mình trong thị trường đầy khắc nghiệt này.
*** Xem thêm: Hướng dẫn chi tiết cách đặt lệnh mua bán chứng khoán trên điện thoại.
Kinh nghiệm sử dụng lệnh LO hiệu quả
Lệnh LO là lệnh mà có thể nói là cực kỳ quen thuộc đối với các nhà đầu tư chứng khoán, nó đem lại những lợi ích đáng kể cho họ. Vì vậy, trở thành một chuyên gia đối với Limit Order thì có thể bạn sẽ cần những kinh nghiệm đã được đúc kết sau đây:
- Dựa trên phân tích diễn biến thị trường và tình hình tài chính của doanh nghiệp, luôn cân nhắc và tính toán khối lượng giao dịch và mức giá phù hợp khi tham gia giao dịch.
- Mặc dù lệnh LO được khớp tự động với mức giá mà bạn đặt ra, nhưng bạn cũng nên linh hoạt để có thể tối đa hóa được lợi nhuận của mình khi giá đang có xu hướng tăng mạnh. Ngược lại thì cũng giảm thiệt hại tài sản khi giá giảm sâu nhanh chóng.
- Bạn cần phải nghiên cứu thật kỹ trước khi đặt lệnh LO, ngoài ra cần phải quản lý rủi ro và sự kỷ luật trong đầu tư để có thể tối ưu hóa phương pháp đầu tư của mình.
Kết luận
Việc đặt lệnh LO không đảm bảo rằng lệnh sẽ được thực hiện với mức giá mong đợi do các yếu tố thị trường và rủi ro liên quan. Tuy nhiên, áp dụng các nguyên tắc và kinh nghiệm trên có thể giúp tăng khả năng thành công của lệnh LO. Qua bài viết trên, chúng tôi hy vọng các bạn có thể hiểu rõ về lệnh LO là gì. Ngoài ra bạn cũng có thể truy cập vào website cophieuchungkhoan.com.vn để có thể tìm hiểu thêm nhiều thông tin bổ ích khác nhé. Chúc các bạn đầu tư luôn thành công và có thể gia tăng tài sản của mình!