Vì sao chứng khoán hồi phục sớm hơn sự xác nhận của số liệu kinh tế?

Vì sao chứng khoán hồi phục sớm hơn sự xác nhận của các số liệu, chỉ báo kinh tế?

Câu nói “thị trường chứng khoán là thị trường của sự kỳ vọng” đã trở nên quen thuộc với các nhà đầu tư. Các nhà đầu tư tích sản dài hạn, mỗi tháng đều trích tiền lương mua bất chấp giá cả, thì kỳ vọng vào tăng trưởng và cổ tức của doanh nghiệp trong 10-20 năm nữa. Với đa số các nhà đầu tư ngắn hạn, mua cổ phiếu ở mức giá tốt, thì kỳ vọng bán được giá cao, có lợi nhuận tốt đủ đề bù đắp rủi ro đầu tư. Hàng hóa mà thực sự nhà đầu tư bỏ tiền ra mua chính là một “vị thế của cổ phiếu”, bao gồm cả tương quan tiềm năng tăng giá và rủi ro giảm giá của cổ phiếu đó. Một vị thế tốt là khi hệ số lợi nhuận kỳ vọng/rủi ro giảm giá cao, theo kinh nghiệm nên ở mức 2 lần trở lên, trong khi con số này nằm dưới 1 lần cho thấy đây một vị thế không an toàn, không nên đầu tư nữa. 

Vì sao chứng khoán hồi phục sớm hơn sự xác nhận của số liệu kinh tế? - Ảnh 1.

Do “vị thế của cổ phiếu” sẽ được quyết định bởi “kỳ vọng” của các nhà đầu tư trên thị trường về lợi nhuận và rủi ro nên sự biến động của chứng khoán được quyết định bởi sự thay đổi trong kỳ vọng, và bị tác động rất lớn bởi “trạng thái tâm lý thị trường”.

Thị trường có thể tạo đáy và đi lên khi các thông tin xấu đã được phản ánh vào kỳ vọng, hoặc khi tâm lý nhà đầu tư chán nản, tuyệt vọng cùng cực, bị “trơ” trước các tin xấu. Nói cách khác, khi “không còn gì xấu hơn được nữa”, hoặc “không còn gì xấu làm tâm lý nhà đầu tư tồi tệ hơn được nữa” thì bất kỳ một thông tin “đỡ xấu” nào cũng trở thành một tin tốt, một dấu hiệu cho hi vọng cho tương lai. Đôi khi, một thông tin “xấu khó tưởng tượng nổi” cũng là một tin tốt vì thị trường sẽ kì vọng chính phủ không đứng ngoài cuộc mà ra tay “giải cứu”. Sự vận động của tâm lý thị trường thật vi diệu, khó lường đúng không? Nhưng chúng ta hãy nhớ rằng “thị trường luôn luôn đúng”, và tìm các quy luật tâm lý hành vi để dự báo xu hướng thị trường. Đây cũng là một hướng đi rất được ưa chuộng của các nhà nghiên cứu trên thế giới trong giai đoạn gần đây.

Trên thực tế, giá cả chứng khoán thường “đi trước” số liệu kinh tế từ 6 tháng – 1 năm. Điều này cũng lý giải nguyên nhân con sóng hồi phục từ nửa đầu 2023 tới nay với trọng tâm nằm trong các ngành ngân hàng, chứng khoán, hàng tiêu dùng, bán lẻ, xây dựng và vật liệu xây dựng, dầu khí…

Ngành nào đáng kỳ vọng cho nửa cuối 2023 khi các chỉ báo kinh tế vẫn chưa khởi sắc?

Trong giai đoạn suy thoái kinh tế, chính sách vĩ mô sẽ “đảo chiều” trước để cứu trợ, thúc đẩy kinh tế thoát khỏi suy thoái và tăng trưởng trở lại. Mọi con mắt đổ dồn vào các động thái của Ngân hàng Trung ương vì lãi suất ngừng tăng và đảo chiều giảm thường là những mồi lửa đầu tiên nhen nhóm hi vọng cho việc kinh tế sẽ đảo chiều trong tương lai. Tương ứng, thị trường cũng ghi nhận dấu hiệu tích cực này bằng việc một số ngành nhạy cảm với chu kỳ và lãi suất sẽ hồi phục trước, có thể kể tên hàng tiêu dùng không thiết yếu và tài chính – ngân hàng. Đây là những ngành có sự suy giảm mạnh nhất khi nhu cầu của nền kinh tế yếu đi, và cũng là những ngành sớm tạo đáy từ nền thấp, do vậy tăng trưởng trong những giai đoạn cuối suy thoái và đầu hồi phục cũng ấn tượng nhất. Tiếp theo đó, các ngành sản xuất công nghiệp, công nghệ, xây dựng & vật liệu xây dựng… cũng dần tạo đáy khi các dấu hiệu kinh tế hồi phục dần rõ ràng hơn.

Vì sao chứng khoán hồi phục sớm hơn sự xác nhận của số liệu kinh tế? - Ảnh 2.

Để tìm hiểu về điểm đảo chiều của các số liệu kinh tế và triển vọng của ngành hàng tiêu dùng, bán lẻ, HSC đã tổ chức hội thảo C2C – Connecting to Customers vào ngày 27.07.2023 với sự góp mặt của lãnh đạo CTCP thế giới số – Digiworld Corporation (Mã chứng khoán: DGW) với chủ đề “Ngành hàng tiêu dùng: Đi tìm điểm đảo chiều xu hướng”. 

Digiworld là công ty hoạt động trong lĩnh vực phân phối, tiên phong trong việc kiến tạo thị trường cho các thương hiệu toàn cầu thông qua chuỗi dịch vụ Phát triển thị trường toàn diện MES (Market Expansion Services) với đối tác là các thương hiệu lớn ở nhiều ngành nghề: ngành hàng tiêu dùng, ngành điện gia dụng, ngành dược phẩm, ngành chăm sóc sức khỏe và trọng tâm là ngành công nghệ (ICT). Hơn ¼ thế kỷ hình thành và phát triển vừa qua, với hệ thống phân phối rộng khắp 63 tỉnh thành với 16000 điểm bán cùng sự mở rộng không ngừng mảng kinh doanh với hiện có hơn 30 đối tác toàn cầu, Digiworld ghi nhận những thành tích ấn tượng, tăng trưởng liên tục những năm gần đây về doanh thu, lợi nhuận.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *