Để đầu tư hiệu quả và tránh những sai lầm đáng tiếc trong chứng khoán thì nhà đầu tư ít nhất cần phải hiểu thật rõ về các loại lệnh phổ biến trong quá trình giao dịch như LO, ATO, ATC, MP … Trong đó lệnh MP là một trong những lệnh quan trọng nhất. Bài viết dưới đây, cophieuchungkhoan.com.vn sẽ giải đáp cho các bạn về lệnh MP là gì?
Mục lục nội dung
Lệnh MP là gì? Ví dụ về lệnh MP
Lệnh MP được viết tắt của Market Price, hay được nhà đầu tư gọi là lệnh thị trường. Đối với lệnh này, các nhà đầu tư thực hiện lệnh giao dịch được khớp ngay tức khắc với mức giá thị trường.
Như vậy, lệnh MP là lệnh có thể mua, bán chứng khoán ngay lập tức, bất chấp mức giá, tức nhà đầu tư sẵn sàng giao dịch tại thời điểm thực hiện lệnh với bất cứ giá nào. Lệnh MP được sử dụng tại phiên giao dịch liên tục của các sàn giao dịch chứng khoán là HOSE và HNX.
Bạn có thể xem qua ví dụ sau để hiểu rõ hơn lệnh MP là gì:
Nếu nhà đầu tư muốn mua 200 cổ phiếu X bằng lệnh MP mua, thì lệnh sẽ được khớp từ giá thấp nhất hiện có trên thị trường và tự điều chỉnh dần tăng lên đến giá cao nhất, cho đến khi khớp đủ khối lượng 200 cổ phiếu thì lệnh mới hoàn tất. Nếu như không đủ khối lượng mà không có lệnh đối ứng thì khối lượng chưa khớp sẽ bị hủy.
Đặc điểm của lệnh MP
Để tận dụng được lợi ích và tránh những rủi ro khi sử dụng lệnh MP thì nhà đầu tư cần phải hiểu rõ những đặc điểm của lệnh này. Vậy đặc điểm của lệnh MP là gì?
Lệnh MP trong chứng khoán có đặc điểm như sau:
- Lệnh MP được ưu tiên khớp trước so với các lệnh còn lại, chính vì vậy mà lệnh này còn làm tăng tính thanh khoản cho thị trường.
- Lệnh MP chỉ được thực hiện khi có lệnh LO đối ứng nếu không sẽ bị hủy ngay lập tức.
- Lệnh sẽ được khớp hết cho tới khi đủ khối lượng, nếu không đủ sẽ tự động chuyển sang lệnh LO. Nếu sàn chứng khoán hết zoom thì lệnh MP sẽ bị hủy.
- Lệnh MP không có mức giá cụ thể, mức giá phụ thuộc vào giá của thị trường.
- Lệnh này chỉ được sử dụng trong phiên giao dịch liên tục của sàn.
Phân loại lệnh MP trong chứng khoán
Dựa vào mục đích giao dịch, lệnh MP có thể được phân loại như sau:
- Lệnh MP mua (MP Buy): Lệnh này được sử dụng khi nhà đầu tư muốn mua chứng khoán với giá thị trường hiện tại. Lệnh MP mua sẽ được khớp với bất kỳ lệnh bán nào có giá thấp hơn hoặc bằng giá thị trường hiện tại.
- Lệnh MP bán (MP Sell): Lệnh này được sử dụng khi nhà đầu tư muốn bán chứng khoán với giá thị trường hiện tại. Lệnh MP bán sẽ được khớp với bất kỳ lệnh mua nào có giá cao hơn hoặc bằng giá thị trường hiện tại.
Lệnh MP giúp nhà đầu tư thực hiện giao dịch nhanh chóng và đảm bảo khớp lệnh với giá thị trường hiện tại. Tuy nhiên, do lệnh MP không xác định trước giá cụ thể, việc khớp lệnh có thể được thực hiện với giá cao hơn hoặc thấp hơn so với dự đoán ban đầu của nhà đầu tư.
*** TÌM HIỂU THÊM: Các thuật ngữ trong chứng khoán mà bạn nên biết
Ưu nhược điểm của lệnh MP
Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về ưu nhược điểm của lệnh MP là gì nhé!
Ưu điểm
Lợi ích lớn nhất mà lệnh MP đem lại cho nhà đầu tư là lệnh được khớp nhanh chóng vì lệnh này được thị trường ưu tiên hơn các lệnh khác. Vì thế nếu nhà đầu tư cần “mua đuổi” cổ phiếu tiềm năng tăng giá nào đó hoặc “tháo chạy” khỏi một cổ phiếu nào đó thì việc sử dụng lệnh MP là cực kì hợp lí.
Hạn chế
Về hạn chế thì lệnh MP có một rủi ro là việc khối lượng khớp lệnh quá lớn sẽ gây biến động thị trường và ảnh hưởng đến sự bình ổn của giá. Chính vì vậy, nhà đầu tư khó kiểm soát được giá mua hoặc giá bán khi thực hiện giao dịch. Có những trường hợp có sẽ mua với mức giá rất cao và bị “đu đỉnh” hoặc ngược lại là bán phải giá đáy. Chính vì vậy, lệnh MP chỉ nên sử dụng khi muốn mua hoặc bán cổ phiếu bằng mọi giá.
So sánh lệnh MP và lệnh LO
Lệnh LO và MP là hai lệnh phổ biến nhất trong giao dịch chứng khoán. Dưới đây là những điểm khác nhau giữa 2 lệnh này:
- Cần nhập mức giá khi giao dịch: Lệnh LO yêu cầu nhà đầu tư chỉ định một mức giá cụ thể và chính xác để nhập vào hệ thống giao dịch. Trong khi đó, lệnh MP chỉ yêu cầu nhà đầu tư chỉ định khối lượng cổ phiếu mà không cần xác định giá mua – bán.
- Thời gian có hiệu lực: Lệnh LO có thể sử dụng trong tất cả các phiên và đợt khớp lệnh trên thị trường. Trong khi đó, lệnh MP chỉ được áp dụng trong phiên khớp lệnh liên tục.
*** TÌM HIỂU THÊM: Lệnh LO là gì? Cách sử dụng lệnh chi tiết cho người mới
Cách đặt lệnh MP trong chứng khoán hiệu quả
Lệnh MP được dùng để đua lệnh, tức là đuổi theo xu hướng của thị trường. Chính vì vậy, nhà đầu tư cần thành thạo các thao tác đặt lệnh để có thể tận dụng tối đa lợi ích của nó. Cũng giống như các bước thao tác với lệnh LO nhưng đối với MP thì bước nhập mức giá sẵn sàng, chấp thuận mua hoặc bán thì không nhập mà thay vào đó là để chữ MP.
Một số lưu ý khi dùng lệnh MP trong chứng khoán
Việc sử dụng lệnh MP trong giao dịch chứng khoán mang đến nhiều ưu điểm và hạn chế cần lưu ý. Áp dụng lệnh thị trường linh hoạt giúp nhà đầu tư tối đa hóa lợi nhuận và giảm thiểu rủi ro khi đầu tư. Vì vậy để sử dụng MP hiệu quả, nhà đầu tư nên xem qua các lưu ý sau:
- Khi sử dụng lệnh MP trong giao dịch chứng khoán, nhà đầu tư cần thận trọng và cân nhắc các thông tin thị trường. Điều này nhằm tránh bị ảnh hưởng tâm lý và nguy cơ bán tháo cổ phiếu một cách vội vã.
- Để đảm bảo quyết định giao dịch chính xác, cần tiến hành phân tích kỹ thuật và thu thập thông tin về cổ phiếu. Nhà đầu tư cần đưa ra nhận định gần chính xác nhất về xu hướng và triển vọng của cổ phiếu trước khi sử dụng lệnh thị trường. Bằng cách này, nhà đầu tư có thể đưa ra quyết định mua bán có căn cứ và hạn chế nguy cơ sai lầm trong quá trình giao dịch.
- Khi bắt đầu phiên giao dịch buổi chiều, dữ liệu hệ thống chưa được cập nhật đầy đủ, dẫn đến tình trạng xử lý lệnh MP sẽ bị chậm hoặc lệnh bị từ chối. Điều này diễn ra khá thường xuyên trong giao dịch chứng khoán của các sàn.
Kết luận
Sau khi đọc bài viết trên, cophieuchungkhoan.com.vn mong rằng các nhà đầu tư đã hiểu rõ hơn lệnh MP là gì và biết cách áp dụng nó để tận dụng cơ hội mua cổ phiếu ở mức giá thấp hoặc bán ra để thu lợi. Đừng quên theo dõi các bài viết tiếp theo của chúng tôi để tìm hiểu thêm về các phương pháp đầu tư chứng khoán hiệu quả.