Trong quá trình đầu tư chứng khoán, các nhà đầu tư luôn luôn phải kiểm soát rủi ro giao dịch của mình, tối đa hóa lợi nhuận và bảo vệ được tài sản của họ. Và để làm được điều này khi giao dịch, các nhà đầu tư thường sử dụng lệnh MTL của các sàn giao dịch chứng khoán. Hãy cùng cophieuchungkhoan.com.vn tìm hiểu về lệnh MTL là gì nhé!
Mục lục nội dung
Lệnh MTL là gì?
Lệnh MTL (viết tắt từ Market To Limit) hay còn được gọi là lệnh giới hạn. Lệnh này cho phép nhà đầu tư có thể tự kiểm soát hành động mua và bán trong giao dịch chứng khoán.
Khi lệnh MTL được khớp nhưng chưa khớp hết, phần còn lại sẽ tự động chuyển thành lệnh LO. Đối với lệnh giới hạn mua, lệnh sẽ chỉ được thực hiện ở mức giá giới hạn hoặc thấp hơn. Trong khi đó, đối với lệnh giới hạn bán, lệnh sẽ được khớp ở mức giá giới hạn hoặc cao hơn.
Nhà đầu tư không muốn mua chứng khoán vượt quá một mức nhất định, họ có thể chọn lệnh MTL để kiểm soát tốt hơn các khoản đầu tư của mình. Các nhà đầu tư có thể xem qua ví dụ dưới đây để hiểu rõ hơn về MTL.
Nhà đầu tư muốn sở hữu một cổ phiếu nào đó với giá sẵn lòng giao dịch là 20.000VNĐ thì lệnh MTL chỉ khớp lệnh khi giá thấp hơn hoặc bằng 20.000VNĐ. Nếu như lệnh này không khớp thì sẽ tự động chuyển qua lệnh LO và chờ khớp. Đối với lệnh bán thì ngược lại, tức là nó chỉ khớp với giá sẵn lòng mua của nhà đầu tư hoặc giá cao hơn.
*** Xem thêm: Margin là gì? Khi nào nên sử dụng lệnh Margin
Nguyên tắc hoạt động của lệnh giới hạn MTL
Khi được nhập vào hệ thống giao dịch, lệnh MTL bán sẽ được thực hiện ngay ở mức giá mua cao nhất và lệnh MTL mua sẽ được thực hiện tại mức giá bán thấp nhất trên thị trường.
Nếu khối lượng của lệnh không được khớp toàn bộ thì số lượng còn lại sẽ được chuyển sang lệnh LO và chờ khớp ở các mức giá tiếp theo. Lệnh bán sẽ khớp ở mức giá cao thứ hai còn lệnh mua sẽ được khớp ở mức giá thấp thứ hai và tiếp tục như vậy đến khí khớp hết.
Hai nguyên nhân chính mà các nhà đầu tư thích MTL trong quản lý rủi ro:
- Rủi ro biến động thị trường: Nhà đầu tư cảm thấy lo lắng vì sự biến động đột ngột của thị trường. Họ cần sử dụng Lệnh MTL để kiểm soát mức độ rủi ro.
- E ngại rủi ro: Nhà đầu tư muốn chờ đợi và không thực hiện giao dịch ngay lúc này. Trong trường hợp này, họ sử dụng Lệnh MTL để giúp họ tìm “điểm vào” hay “điểm thoát” lệnh phù hợp hơn.
Ưu nhược điểm của lệnh MTL
Để có thể tận dụng được lệnh MTL để gia tăng hay bảo vệ tài sản của mình thì nhà đầu tư cần phải nắm rõ các ưu, nhược điểm của nó. Dưới đây là cụ thể về ưu và nhược điểm của lệnh MTL:
Ưu điểm:
- Công cụ hỗ trợ quản lý rủi ro: Lệnh MTL là công cụ hỗ trợ đắc lực khi thị trường có những biến động mạnh và bất thường. Nó tạo các giới hạn về giá cổ phiếu để đảm bảo giới hạn rủi ro cho người chơi.
- Tiết kiệm thời gian theo dõi thị trường: Lệnh MTL giúp nhà đầu tư quản lý giao dịch khi không thể theo dõi thường xuyên. Dựa trên nguyên lý hoạt động mà bạn có thể tính trước các trường hợp khớp lệnh và tỷ lệ lợi nhuận có thể thu về khi khớp lệnh. Lệnh MTL phù hợp với các giao dịch thụ động.
- Linh hoạt trong giao dịch: Nhà đầu tư có thể kết hợp lệnh MTL với nhiều loại lệnh khác nhau để tối ưu hóa giao dịch, ví dụ như kết hợp lệnh MTL với lệnh LO, ATC, ATO,…
Nhược điểm:
- Chi phí cao: Nhà đầu tư có thể mất thêm phí giao dịch khi đặt lệnh MTL.
- Không chắc chắn khả năng khớp lệnh: Việc xử lí lệnh để có được mức giá mong muốn không phải lúc nào cũng dễ dàng và có khả năng lệnh không được khớp hoặc chỉ khớp một phần. Từ đó mà nhà đầu tư có thể bỏ lỡ một cơ hội đầu tư tiềm năng.
*** Có thể bạn sẽ cần: Cách đọc biểu đồ chứng khoán chi tiết cho người mới
Lệnh MTL trong giao dịch phái sinh
Lệnh MTL trong phái sinh hoạt động theo nguyên tắc tương tự như trên thị trường cơ sở. Nó cũng được coi như một loại lệnh chờ, tương tự như lệnh LO, MAK, MOK, ATC và ATO. Lệnh MTL giúp nhà đầu tư thực hiện giao dịch mua bán với các mức giá mong muốn và tự động khớp lệnh ngay lập tức khi giá thị trường đạt đến các mức này.
Khi tạo lệnh MTL phái sinh, nhà đầu tư đặt giới hạn mua và bán với mức giá thấp nhất và cao nhất. Khi giá thị trường đạt đến các mức này, lệnh MTL tự động khớp và thực hiện giao dịch.
Nếu sau khi khớp vẫn còn khối lượng dư, nó sẽ chuyển sang lệnh LO với cùng mức giá đã khớp trước đó. Trong phiên giao dịch định kỳ, lệnh MTL sẽ thay thế cho lệnh ATO khi phiên mở cửa và thay thế cho lệnh ATC khi phiên đóng cửa.
Kết luận
Việc đặt lệnh MTL không đảm bảo rằng lệnh sẽ được thực hiện với mức giá mong đợi do các yếu tố thị trường và rủi ro liên quan. Tuy nhiên khi các nhà đầu tư đã hiểu rõ về cách mà MTL hoạt động, ưu nhược điểm của nó thì họ có thể tận dụng điều đó để có thể đầu tư hiệu quả hơn. Qua bài viết trên, chúng tôi hy vọng các bạn có thể hiểu rõ về lệnh MTL là gì. Ngoài ra bạn cũng có thể truy cập vào website của cophieuchungkhoan.com.vn để có thể tìm hiểu thêm nhiều thông tin bổ ích khác nhé. Chúc các bạn đầu tư luôn thành công và có thể gia tăng tài sản của mình!