Full Margin là gì? Cách nhận biết trạng thái Full Margin

Full margin là gì?

Margin là một công cụ được sử dụng vô cùng phổ biến và Full Margin là phương thức đầu tư liều lĩnh cho những ai muốn làm giàu nhanh. Tuy nhiên, nếu đầu tư bằng phương pháp này khi chưa hiểu rõ Full Margin là gì thì sẽ dễ rơi vào tình cảnh vỡ nợ. Bài viết sau đây sẽ cung cấp thông tin đầy đủ về Full Margin trong chứng khoán là gì để những người chơi chứng khoán có cho mình chiến lược làm giàu thông minh nhất.

Full Margin là gì? Giải thích Full Margin là gì?

Trước khi tìm hiểu Full Margin là gì, cần phải nắm rõ về Margin. Margin là một phương pháp vay để đầu tư chứng khoán và ký quỹ bảo đảm bằng chính số chứng khoán đã mua. Luật pháp hiện nay có quy định ràng buộc hạn mức được vay tối đa khi sử dụng Margin. Theo như Ủy ban Chứng khoán Việt Nam, tỷ lệ vay Margin tối đa là 50%. Điều đó có nghĩa Full Margin chính là trạng thái nhà đầu tư chạm ngưỡng vay tối đa 50%.

Tìm hiểu thêm:

Full Margin là tên gọi của trạng thái không thể đặt thêm lệnh khi nhà đầu tư thực hiện việc ký quỹ vay quá mức. Tại Việt Nam, người ta có cách gọi nôm na cho thuật ngữ này là “chơi tất tay”.

Khi đang ở mức Full Margin có nghĩa là nhà đầu tư đang vay rất nhiều tiền để đầu tư vào cổ phiếu công ty. Tình trạng này rất rủi ro, đòi hỏi nhà đầu tư phải theo dõi tình hình thị trường, những biến động kinh tế một cách thường xuyên. Bởi vì một khi thị trường giảm, nếu không kịp bán cổ phiếu vay Margin thì tài khoản của nhà đầu tư dễ bị âm nặng, tệ hơn là rơi vào nợ nần chồng chất dẫn đến phá sản.

Full margin có thể khiến nhà đầu tư lỗ nặng khi cổ phiếu rớt giá
Full margin có thể khiến nhà đầu tư lỗ nặng khi cổ phiếu rớt giá

Công thức tính Full Margin

Mặc dù đã nắm rõ về các thuật ngữ Full Margin là gì, nhưng người chơi không thể bỏ qua công thức tính Full Margin:

Chứng khoán ký kết quỹ bổ sung = (Tỷ lệ ký kết quỹ – tỷ lệ ký quỹ kéo dài)/ (1-phần trăm ký quỹ duy trì) x Tổng cực hiếm giá bên trên nội dung đăng nhập giao dịch thanh toán ký quỹ tính theo giá bán thị phần.

Hoặc Số tiền ký quỹ bổ sung = (Tỷ lệ bảo bảo đảm – phần trăm ký quỹ duy trì) x Tổng quỹ giá gia sản trên thông tin đăng nhập giao dịch thanh toán cam kết tính theo giá thị trường.

Khi ngưỡng Full Margin xảy ra, các công ty chứng khoán có khả năng tiếp tục chào bán ngẫu nhiên chứng khoán kết quỹ bổ sung vào hạng mục của người tiêu dùng.

Cách để nhà đầu tư nhận biết trạng thái Full Margin

Khi nhà đầu tư đã hiểu Full Margin là gì rồi thì làm sao để nhận biết khi nào bị Full Margin? Hiện nay, chưa có báo cáo, dữ liệu tiêu chuẩn nào quy định về trạng thái Full Margin. Cách mà các nhà đầu tư nhận biết Full Margin là thử giao dịch ký quỹ tối đa cho đến khi chạm ngưỡng.

Nhà đầu tư không nên xem nhẹ vấn đề Full Margin vì nếu bạn mua hoặc giao dịch cổ phiếu ở chế độ Full Margin sẽ mang lại rủi ro cao. Đặc biệt, khi giá đạt ở mức đỉnh cao thì không thể cắt lỗ được dẫn đến tài khoản sẽ bị bốc khói cực nhanh. Thêm nữa, người chơi cần phải xem xét hiện tượng full margin và diễn biến thị trường để kịp thời chuyển hướng đầu tư tốt hơn.

Cách này chỉ áp dụng với những nhà đầu tư lâu năm, có vốn lớn. Còn đối với người chơi mới thì việc đầu tư Full Margin để “thử” là vô cùng rủi ro và dễ mất tiền. Vì vậy, nếu là một nhà đầu tư non trẻ thì tốt nhất là hãy sử dụng những mối quan hệ với các nhà môi giới, nhà đầu tư khác để cập nhật và tham khảo thông tin từ họ.

Ảnh hưởng của Full Margin là gì?

Việc có một số lượng lớn người chơi chứng khoán đầu tư cổ phiếu ở mức Full Margin sẽ gây ra nhiều yếu tố ảnh hưởng đến giá cổ phiếu và cả thị trường.

Ảnh hưởng đến cổ phiếu

Các công ty chứng khoán cho vay full margin sẽ tác động ít nhiều đến cổ phiếu. Khi cổ phiếu của một doanh nghiệp tăng trưởng ổn định và có tiềm năng tăng cao là lúc các nhà đầu tư lớn sẽ sử dụng Full Margin. Việc này góp phần đẩy giá cổ phiếu tăng mạnh thêm, sinh ra lợi nhuận lớn cho những nhà đầu tư.

Đa phần, những nhà đầu tư lớn sẽ sử dụng Full Margin trong ngắn hạn. Giá cổ phiếu tăng cao sẽ khiến nhiều nhà đầu tư nhỏ, lẻ lao vào mua chứng khoán để mong được hưởng lời. Khi số lượng Margin đã đủ lớn, các nhà đầu tư Full Margin sẽ chốt lời, điều này khiến giá cổ phiếu rớt mạnh. Những người vay Margin để mua các lệnh cổ phiếu đó lúc này sẽ bị lỗ, họ tìm nhanh chóng bán tháo khiến giá cổ phiếu giảm sâu. Giá cổ phiếu càng giảm, khoản tiền vay Margin mà họ sử dụng càng tăng, khiến cho những người chơi nhỏ dễ rơi vào tình trạng Call Margin và dẫn đến nợ nần.

Ảnh hưởng đến thị trường

Tỷ lệ Full Margin cao sẽ khiến báo cáo tài chính của các công ty không được “đẹp mắt”. Do đó, trên thực tế, vào những ngày cuối cùng của các quý thì những công ty sẽ tìm các bán các cổ phiếu Margin để làm đẹp báo cáo tài chính. Các tự doanh của những công ty chứng khoán bán ra một lượng lớn cổ phiếu để ép giá, khiến cổ phiếu trên thị trường giảm chạm ngưỡng Call Margin. Lúc này, những người chơi chứng khoán sẽ phải bán lại cổ phiếu và chịu lỗ.

Để tránh tình trạng này, các nhà đầu tư nên chọn mua cổ phiếu của những công ty có báo cáo tài chính thường quý rõ ràng, phù hợp với tình hình kinh doanh. Ít có biến động về giá cổ phiếu.

Full Margin ảnh hưởng đến thị trường
Full Margin ảnh hưởng đến thị trường gây ra nhiều biến động

Nếu bạn chưa biết cách đặt lệnh mua cổ phiếu chứng khoán tại VNdirect như thế nào, thì có thể tham khảo bài viết: Cách đặt lên mua bán chứng khoán trên điện thoại

Cách quản trị rủi ro để không bị Full Margin

Full Margin là một con dao 2 lưỡi bởi nếu được thì ăn lớn, ngược lại sẽ lỗ nặng. Do đó, Full margin ra sao thì câu trả lời đây là sân chơi cho những nhà đầu tư có vốn cao và kinh nghiệm lâu năm. Với những nhà đầu tư mới, tốt nhất là đừng để rơi vào tình trạng Full Margin. Một số phương pháp để quản trị rủi ro không bị Full Margin là:

  • Luôn giữ lại một tỷ lệ tiền mặt hợp lý trong tài khoản, tránh đầu tư hết tiền vào cổ phiếu. Theo kinh nghiệm của những người chơi cổ phiếu lâu năm thì nên giữ tỷ lệ 30% tiền mặt – 70% cổ phiếu nếu thị trường đang tăng, ngược lại nếu thị trường đang giảm.
  • Đa dạng danh mục đầu tư, tránh “tất tay” vào duy nhất 1 cổ phiếu. Điều này sẽ giúp nhà đầu tư tránh được việc thua lỗ quá nặng khi chỉ đầu tư vào 1 cổ phiếu duy nhất.
  • Phải “cắt lỗ” kịp thời: Khi cổ phiếu rớt giá, nhiều nhà đầu tư vẫn cố gắng không bán mà chịu lỗ để đợi ngày cổ phiếu tăng lên lại. Tuy nhiên, điều này giống như một “canh bạc” – thắng thua nhờ vào niềm tin, chưa chắc cổ phiếu sẽ tăng cao nhưng chắc chắn số tiền lãi Margin sẽ tăng dần. Vì vậy, hãy tỉnh táo và quyết đoán để tìm một cơ hội khác. Theo những nhà đầu tư lâu năm chia sẻ, cắt lỗ ở mức -8% là đảm bảo an toàn nhất.
Chia nhỏ vốn đầu tư vào các cổ phiếu
Chia nhỏ vốn đầu tư vào các cổ phiếu khác nhau để hạn chế rủi ro thua lỗ

Full Margin có thể khiến nhà đầu giàu lên anh chóng nhưng cũng dễ vỡ nợ bất ngờ. Do đó, khi ước chân vào thị trường chứng khoán, nhà đầu tư cần phải hiểu Full Margin là gì và những thông tin cần thiết khác về công cụ này. Nếu vẫn còn bất cứ thắc mắc nào về Margin hoặc những vấn đề liên quan khác, hãy liên hệ qua Zalo để nhận được tư vấn từ chuyên viên hoặc truy cập: https://www.ssi.com.vn/khach-hang-ca-nhan/mo-tai-khoan?moigioi=1719 để mở tài khoản.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *