Khi lựa chọn một công ty chứng khoán để mở tài khoản giao dịch, một trong những yếu tố được rất nhiều nhà đầu tư quan tâm chính là các loại phí. Hiểu được điều đó, Vinavic xin cung cấp đến nhà đầu tư những khái niệm, thông tin và bảng so sánh phí giao dịch chứng khoán của một số công ty, để nhà đầu tư dễ dàng đưa ra quyết định chọn lựa.
Mục lục nội dung
Cơ sở để so sánh phí giao dịch chứng khoán – phí giao dịch chứng khoán là gì?
Trước khi so sánh phí giao dịch chứng khoán giữa các công ty thì nhà đầu tư phải hiểu rõ khái niệm phí giao dịch chứng khoán là gì.
Phí giao dịch (hay phí môi giới chứng khoán) là loại phí mà nhà đầu tư phải trả cho công ty chứng khoán khi mua – bán cổ phiếu thành công.
Mức phí này được xác định dựa trên tỷ lệ phần trăm giá trị giao dịch trong ngày của nhà đầu tư. Thông thường, giao dịch có giá trị càng lớn thì mức phí sẽ càng thấp. Tương tự, mức phí áp dụng đối với khách hàng thân thiết, quan trọng của công ty cũng sẽ được ưu đãi hơn.

Một số loại phí khi giao dịch chứng khoán
Ngoài phí giao dịch mua – bán chứng khoán, nhà đầu tư sẽ phải đóng thêm các khoản như phí lưu ký chứng khoán, thuế thu nhập cá nhân, thuế cổ tức, phí ứng tiền trước,… cho công ty phát hành.
Phí giao dịch mua – bán chứng khoán
Đây là loại phí chiếm tỷ trọng lớn nhất và quan trọng nhất mà nhà đầu tư phải trả khi thực hiện thành công một giao dịch mua hoặc bán cổ phiếu. Loại phí này được thu theo một tỷ lệ phần trăm giá trị giao dịch trong ngày.
Mỗi công ty chứng khoán sẽ có một tỷ lệ phí khác nhau, Vinavic sẽ trình bày cụ thể hơn tại Bàng so sánh phí giao dịch chứng khoán của khác công ty ở cuối bài.
Phí lưu ký chứng khoán
Lưu ký chứng khoán là việc nhận ký gửi, bảo quản, chuyển giao và ghi nhận quyền sở hữu chứng khoán của nhà đầu tư. Đây là căn cứ để xác thực, đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của nhà đầu tư chứng khoán.
Những thông tin lưu ký sẽ được ghi nhận trên hệ thống tài khoản tại Trung tâm lưu ký chứng khoán (VSD – Vietnam Securities Depository).
Vậy, phí lưu ký chứng khoán chính là khoản chi phí nộp cho VSD để thực hiện các công việc trên. Phần phí lưu ký này sẽ được công ty chứng khoán tổng hợp và thu vào ngày giao dịch cuối cùng của tháng.
Thuế thu nhập cá nhân 0,1% từ chuyển nhượng cổ phiếu
Theo quy định tại Khoản 4, Điều 3 của Luật Thuế thu nhập cá nhân 2007, người có được thu nhập từ chuyển nhượng chứng khoán phải nộp thuế thu nhập cá nhân theo quy định của Nhà nước. Về cơ bản, việc chuyển nhượng cổ phiếu được xem như một giao dịch kinh doanh tạo ra lợi nhuận, do đó, cá nhân thu lợi từ phần tiền này bắt buộc phải đóng thuế cho Nhà nước.
Cách tính thuế thu nhập cá nhân từ chuyển nhượng cổ phiếu như sau:
Thuế phải nộp = Giá chuyển nhượng chứng khoán từng lần x Thuế suất 0,1% |

Thuế cổ tức
Khi mua cổ phiếu của một công ty chứng khoán, nhà đầu tư sẽ nhận được lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh của công ty đó. Phần lợi nhuận ròng này (lợi nhuận sau khi trừ đi thuế Nhà nước) chính là cổ tức của nhà đầu tư. Vậy, thuế cổ tức chính là phần thuế đánh vào lợi nhuận có được của cổ đông khi đầu tư chứng khoán cho công ty.
Trên thực tế, có rất ít quốc gia thu thuế cổ tức vì gặp phải những rắc rối liên quan đến quy định thuế kép và sự phản đối của các cổ đông. Tại Việt Nam, thuế này được tính bằng 5% giá trị cổ tức và chỉ được áp dụng cho cổ tức tiền mặt – tức là nếu mua cổ tức bằng cổ phiếu thì nhà đầu tư không phải nộp thuế.
Phí ứng tiền trước
Nhà đầu tư có thể ứng trước một khoản tiền từ công ty chứng khoán, sau đó trả lại vào cuối tháng. Khi đó, nhà đầu tư phải trả một khoản phí để “mượn” tiền với công thức tính như sau:
Phí ứng tiền trước = Số ngày vay thực tế x lãi suất vay |
Trong đó, phần lãi suất vay sẽ tùy thuộc vào quy định của các công ty chứng khoán.
Một số loại phí khác
Ngoài những thuế, phí nên trên, khi giao dịch chứng khoán, nhà đầu tư còn có thể phải đóng thêm các khoản:
- Phí chuyển tiền sở hữu.
- Phí tư vấn.
- Phí mở, nạp tiền tài khoản.
- Phí rút tiền mặt từ tài khoản.
- Phí cấp lại giấy tờ, chứng nhận sở hữu chứng khoán.
- Phí phong tỏa chứng khoán.
- Phí kiểm tra số dư tài khoản.

>> Xem thêm: Bắt đầu đầu tư chứng khoán cần bao nhiêu tiền?
Những điểm quan trọng về phí giao dịch chứng khoán mà nhà đầu tư cần biết
Trước khi so sánh phí giao dịch chứng khoán giữa các công ty, nhà đầu tư phải lưu ý một số điểm quan trọng như sau.
Phí giao dịch chứng khoán được tính trên mỗi giao dịch
Phí giao dịch chứng khoán không phải là khoản phí cố định, mà được tính trên mỗi giao dịch mà nhà đầu tư thực hiện. Nghĩa là cứ mỗi lần nhà đầu tư thực hiện một lệnh mua hoặc bán cổ phiếu thì đều mất một khoản phí giao dịch. Do đó, giá trị giao dịch chứng khoán trong một lần càng lớn thì sẽ càng tiết kiệm được chi phí.
Phí giao dịch chứng khoán sẽ được tạm trừ khi vừa thực hiện lệnh
Nguyên tắc của việc chơi chứng khoán là: Nhà đầu tư đặt lệnh mua/bán, sau đó, nếu có lệnh bán/mua chứng khoán tương ứng thì mới thực hiện “khớp lệnh” – lúc này, giao dịch chứng khoán mới được xem là thành công. Nếu đã kết thúc ngày giao dịch mà hệ thống không tìm được lệnh mua hoặc bán tương ứng thì giao dịch xem như bị hủy bỏ và không tính phí.
Cụ thể hơn, ghi thực hiện thao tác đặt lệnh, nhà đầu tư sẽ bị trừ phí giao dịch tạm thời. Khi giao dịch được khớp lệnh thì phần phí này mới chính thức bị trừ. Nếu đã qua ngày giao dịch mà lệnh không được khớp – giao dịch không thành công – thì phần phí này sẽ được hoàn trả lại.
>> Xem thêm: Cẩm nang hướng dẫn chơi chứng khoán cho người mới bắt đầu.
So sánh mức phí giao dịch của các Công ty Chứng khoán tại Việt Nam
Theo quy định của pháp luật, các công ty chứng khoán không được phép thu phí với một tỷ lệ trên 0,5% giá trị giao dịch của nhà đầu tư. Tùy vào chiến lược kinh doanh, vị thế của tổ chức chứng khoán mà mỗi công ty sẽ có những mức chênh lệch phí khác nhau.
>> Xem thêm: Nên mở tài khoản chứng khoán ở đâu? Công ty nào?
BẢNG SO SÁNH PHÍ GIAO DỊCH CHỨNG KHOÁN TẠI MỘT SỐ CÔNG TY
Công ty | Tỷ lệ phí giao dịch | |
Giao dịch trực tuyến | Giao dịch trực tiếp | |
SSI | Áp dụng 0,25% cho mọi mức giao dịch. | – Dưới 50 triệu đồng: 0,4%
|
HSC | – Dưới 1 tỷ đồng: 0,2%
– Từ 1 tỷ đồng: 0,15% |
– Dưới 100 triệu đồng: 0,35%
– Từ 100 – dưới 300 triệu đồng: 0,3% – Từ 300 – dưới 500 triệu đồng: 0,25% – Từ 500 triệu đồng đến dưới 1 tỷ đồng: 0,20% – Từ 1 tỷ đồng trở lên: 0,15% |
MBS | Áp dụng 0,12% cho mọi mức giao dịch. | – Dưới 100 triệu đồng: 0,3% – 0,35%
– Từ 100 – dưới 300 triệu đồng: 0,3% – 0,325% – Từ 300 – dưới 500 triệu đồng: 0,25% – 0,3% – Từ 500 – dưới 700 triệu đồng: 0,2% – 0,25% – Từ 700 triệu – dưới 1 tỷ đồng: 0,15% – 0,2% – Từ 1 tỷ đồng : 0,15% |
MAS | Áp dụng 0,15% cho mọi mức giao dịch. | – Dưới 100 triệu đồng: 0,25%
– Từ 100 triệu đồng: 0,2% |
VNDS | Áp dụng 0,15% cho mọi mức giao dịch. | – Tự thực hiện giao dịch: 0,2%
– Giao dịch có sự hỗ trợ: 0,3% – Giao dịch thông qua môi giới: 0,35% |
>> Trải nghiệm sử dụng TÀI KHOẢN CHỨNG KHOÁN SSI để so sánh mức phí giao dịch chứng khoán, phí giao dịch các công ty chứng khoán, so sánh các công ty chứng khoán, so sánh biểu phí giao dịch chứng khoán,…
Qua bảng so sánh phí giao dịch chứng khoán như trên, có thể thấy rằng không có nhiều sự chênh lệch phí khi giao dịch trực tiếp. Ngoài ra, sự chênh lệch giữa các mức phí giao dịch online – trực tuyến cũng thể hiện chất lượng đảm bảo của ứng dụng, website cung cấp dịch vụ. Ứng dụng, website giao dịch càng chất lượng thì tốc độ đặt lệnh càng cao và độ chính xác của thông tin chứng khoán càng nhanh, giúp nhà đầu tư dễ dàng chốt được thời điểm thích hợp để mua – bán chứng khoán.

Trên đây là tổng hợp thông tin về các loại phí, thuế và bảng so sánh phí giao dịch chứng khoán của một số công ty tại Việt Nam. Nếu vẫn còn thắc mắc hoặc có nhu cầu mở tài khoản, đầu tư chứng khoán, hãy liên hệ với chuyên viên tư vấn uy tín qua thông tin sau:
Nguyễn Phước Hoàng – Chứng khoán SSI
Địa chỉ: Số 72 Nguyễn Huệ, P. Bến Nghé, Quận 1, HCM
Hotline: 0902484111